Mang thai có thể ảnh hưởng đến người phụ nữ theo nhiều cách bất ngờ. Việc các nội tiết dao động, thay đổi sinh lý và tâm lý mà mẹ bầu trải qua sẽ làm phát sinh một số vấn đề nhất định, chẳng hạn như sa tử cung khi mang thai.
Mặc dù khá hiếm gặp nhưng tình trạng sa tử cung khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Tình trạng này sẽ gián tiếp tạo ra các vấn đề như nhiễm trùng cổ tử cung, xuất huyết, sinh non và thậm chí là sẩy thai. Quá trình điều trị đôi khi khiến phụ nữ mang thai gặp nhiều rủi ro hơn. Do đó, biện pháp tốt nhất vẫn là phòng ngừa để có thể tránh bất kỳ nguy cơ xấu nào xảy ra.
Tử cung của người phụ nữ bao gồm nhiều mô, cơ và dây chằng, nằm sâu bên trong xương chậu. Đây là nơi trứng sau khi đã thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Một số yếu tố khi mang thai có thể làm cho các cơ và dây chằng này yếu đi hoặc căng ra. Việc thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết có thể làm cho tử cung rời khỏi vị trí của nó và đi xuống âm đạo dẫn đến sa tử cung khi mang thai.
Sa tử cung thường có 2 loại:
Sa tử cung toàn phần: Sa tử cung toàn phần xảy ra khi tử cung di chuyển xa khỏi vị trí ban đầu đến mức một phần của bộ phận này xuất hiện ngoài cửa âm đạo.
Sa tử cung bán phần: Sa tử cung bán phần xảy ra khi một phần của tử cung tiến vào âm đạo nhưng không đi xuyên qua bộ phận này.
Việc các cơ bị yếu hoặc giãn có thể khiến tử cung sa xuống một phần hay thậm chí sa xuống hoàn toàn ra khỏi âm đạo theo các giai đoạn khác nhau. Tình trạng sa tử cung thường bao gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Cổ tử cung trượt vào phần trên âm đạo
Giai đoạn 2: Cổ tử cung bắt đầu hạ xuống thấp đến mức gần với lỗ âm đạo
Giai đoạn 3: Cổ tử cung trượt ra ngoài âm đạo
Giai đoạn 4: Cổ tử cung hoàn toàn sa ra ngoài âm đạo.
Một số biến chứng khi mẹ bầu gặp phải tình trạng nguy hiểm này như:
Sẩy thai
Sinh khó
Sinh non
Loét mô
Bí tiểu cấp tính
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng cổ tử cung dạng nhẹ
Vỡ tử cung gây tử vong cho thai nhi lẫn người mẹ
Là nguyên nhân khiến các bộ phận khác của cơ thể có nguy cơ dịch chuyển, chẳng hạn như trực tràng hoặc bàng quang.
Hiện nay, các bác sĩ chưa thể lý giải nguyên nhân chính xác tại sao tình trạng sa tử cung lại xảy ra ở một số mẹ bầu. Tin mừng là tình trạng này khá hiếm gặp nên mẹ bầu không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, các bác sĩ đã chỉ ra một số yếu tố như tuổi của thai phụ, chỉ số BMI, tăng áp lực trong ổ bụng, tiền sử yếu cơ bẩm sinh có thể khiến một số phụ nữ mang thai mang nguy cơ dễ mắc phải tình trạng sa tử cung hơn.
Ngoài ra, nếu thai phụ từng bị chấn thương vùng chậu trước đó do gặp khó khăn khi sinh hoặc chuyển dạ kéo dài cũng cũng có nguy cơ cao hơn.
Sự thay đổi của các nội tiết tố thai kỳ có thể dẫn đến hiện tượng tăng nồng độ progesterone, cortisol và relaxin. Trong một số trường hợp, chúng sẽ gây ra hiện tượng phì đại cổ tử cung, có thể ảnh hưởng xấu đến cơ sàn chậu giữ tử cung từ đó dẫn đến sa tử cung.
Một số lý do khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng nguy hiểm này bao gồm:
Rặn quá sức do táo bón
Một khối u vùng chậu hoặc u xơ
Từng sinh con có kích cỡ lớn hoặc sinh khó
Áp lực trong ổ bụng tăng lên
Hội chứng mô liên kết bẩm sinh
Tăng cân quá mức khi mang thai
Chấn thương khi sinh con trước đó dẫn đến cơ sàn chậu yếu
Ho nặng do bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản
Phẫu thuật trước đây ở phần xương chậu dẫn đến suy yếu cơ bắp
Biến đổi sinh lý do thay đổi nội tiết tố làm mềm cổ tử cung.
Một số triệu chứng của sa tử cung gồm:
Cảm giác nặng nề ở đáy bụng
Tăng tiết dịch âm đạo (trong tam cá nguyệt thứ hai)
Gặp khó khăn khi đi vệ sinh
Một số mô thịt nhô ra khỏi âm đạo
Gặp các vấn đề về tiết niệu như bí tiểu hoặc rò rỉ nước tiểu
Có cảm giác ngồi trên một quả bóng nhỏ hoặc cảm giác một thứ gì đó đang rơi ra khỏi âm đạo.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích có thể giúp bạn ngăn ngừa tử cung bị sa tử cung trong thai kỳ:
Tránh mang vác vật nặng
Nếu bạn bị viêm phế quản, hãy điều trị bệnh càng sớm càng tốt
Quản lý cân nặng và tránh việc tăng cân quá mức
Thực hiện các bài tập Kegel thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu, giúp ngăn chặn sự xuất hiện của tình trạng cổ tử cung tăng sinh trong khi mang thai
Uống đủ nước, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để hạn chế táo bón.
Nếu mẹ bầu theo đuổi một lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển tình trạng sa tử cung giảm xuống. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên, có chế độ ăn uống hợp lý cũng tạo điều kiện cho một thai kỳ suôn sẻ và quá trình vượt cạn an toàn.
Hiện nay trên thị trường chưa có loại thuốc hay phương pháp Tây y nào giúp người bệnh thoát khỏi sa tử cung. Ngay cả khi quyết định cắt 1 phần tử cung thì những phần còn lại vẫn có thể bị sa xuống tiếp. Không chuyên gia nào khuyến khích điều này.
Do hoạt động của tử cung và dạ con ảnh hưởng tới các hoạt động của bộ phận khác trong cơ quan sinh dục. Vì vậy khi bị cắt bỏ thì có thể gây rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, da dẻ xanh xao, …
PQA Ích khí thăng dương được chiết xuất từ 100% dược liệu thiên nhiên, ứng dụng từ bài thuốc “Bổ trung ích khí thang” kết hợp bí quyết gia truyền 17 đời dòng họ Vũ Duy. Có công dụng bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm.
Điều bạn chưa biết về PQA Ích khí thăng dương là sản phẩm duy nhất trên thị trường có tác dụng trị sa tử cung - sa dạ con được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại của Nhà máy sản xuất thuốc Đông dược GMP - WHO đạt tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất sản phẩm chuẩn sạch, đảm bảo chất lượng của công ty dược phẩm PQA - Thuốc đông y gia truyền, chữa bệnh chữa tận gốc.
GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH SA TỬ CUNG - SA DẠ CON
BÙI THỊ THANH: 0967.728.166 - 0889.809.179
Ảnh cán bộ nhân viên dược phẩm PQA trước nhà máy sản xuất Thuốc đông dược GMP - WH0
Các giấy tờ chứng nhận và giải thưởng mà công ty dược phẩm PQA đạt được
– Giá niêm yết trên toàn quốc: 186.000 vnđ / 1 hộp 10 ống
– Dùng cho người có triệu chứng sa tử cung - sa dạ con, sa dạ dày, trĩ nội, trĩ ngoại.
<< XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM >>
Khi kết hợp sử dụng sản phẩm PQA ích khí thăng dương với sản phẩm bổ tỳ, bổ thận hiệu quả trị bệnh sa tử cung sẽ tăng lên, thời gian điều trị ngắn.
Chia sẻ bài viết: