Các nguyên nhân gây khô khớp gối thường gặp
Khô khớp gối là tình trạng khớp đầu gối vận động khó khăn, hay phát ra các tiếng lục cục, lạo xạo bên trong khớp do khớp không tiết dịch bôi trơn hoặc lượng dịch khớp tiết ra quá ít gây đau nhức và hạn chế vận động khớp. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở người già (từ 60 trở lên) và một bộ phận nhân viên văn phòng ngồi liên tục ít vận động.
Trên thực tế, nguyên nhân gây khô khớp gối thường xuất phát từ 3 vấn đề chính là: Tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn, giảm tiết dịch trong khớp. Cụ thể, triệu chứng khô khớp gối có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau:
- Tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn: Khi khớp gặp tổn thương do chấn thương hay thoái hóa xương khớp có thể khiến bề mặt sụn khớp và xương dưới sụn mất độ trơn nhẵn, trở nên sần sùi và mỏng hơn, dễ bị nứt, vỡ, mất độ đàn hồi. Lâu ngày phần sụn sẽ bị khô dần, các đầu xương bắt đầu xương ma sát trực tiếp với nhau gây đau nhức.
- Suy giảm chức năng sản sinh dịch khớp: Khi tuổi tác càng cao thì tốc độ thoái hóa xương khớp diễn ra càng phức tạp, các chức năng của hệ thống cơ xương khớp cũng giảm rõ rệt, trong đó có quá trình tiết dịch bôi trơn khớp, khiến khớp gối bị khô, tăng cường độ ma sát khi vận động.
- Điều kiện sống và môi trường làm việc: Nếu chế độ chăm sóc sức khỏe thiếu khoa học, sử dụng thường xuyên các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá,…), ăn uống không đầy đủ chất cần thiết (đặc biệt là canxi, magie, sắt, vitamin, kali,…), môi trường làm việc dễ gây tổn thương xương khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp, trong đó có triệu chứng khô khớp gối.
- Chấn thương khi lao động, chơi thể thao: Trong quá trình lao động, đặc biệt là các công việc như bưng bê, mang vác thường xuyên, hay phải đứng lâu, ngồi lâu, đi lại nhiều, thực hiện thao tác chân lặp đi lặp lại nhiều lần,… thường khiến khớp gối dễ gặp chấn thương, mòn sụn khớp, gây ra tình trạng khô khớp gối.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những yếu tố thường gây khô khớp gối như trên, triệu chứng này còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:
+ Thoái hóa xương khớp khiến khớp gối bị khô, hoạt động kém linh hoạt và dễ gặp chấn thương.
+ Thừa cân, béo phì gây tổn thương hệ xương khớp, đặc biệt là đầu đối do phải chịu lực lớn.
+ Trật khớp gối do gặp chấn thương khi chơi thể thao, lao động, tai nạn,…
+ Hiện tượng vôi hóa khớp gối khiến canxi lắng đọng trong khớp, lâu ngày sẽ gây khô khớp gối.
+ Viêm khớp do vi khuẩn tấn công cũng có thể gây khô khớp gối.
Khô khớp gối có nguy hiểm hay không?
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khô khớp gối không phải là một triệu chứng quá nguy hiểm, không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Thế nhưng, tình trạng khớp gối bị khô có thể phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng, cụ thể như sau:
- Gây đau nhức kéo dài: Khi khớp gối bị khô, sụn khớp dần bào mòn làm lộ đầu xương, nếu hoạt động sẽ khiến 2 đầu xương ma sát với nhau, gây đau nhức rất khó chịu, cơn đau kéo dài dai dẳng không có dấu hiệu chấm dứt.
- Vận động khớp khó khăn: Các hoạt động sử dụng đầu đối nhiều như leo cầu thang, đi lại, đứng lên ngồi xuống, co duỗi chân, chạy nhảy,… thực hiện rất khó khăn, chân luôn có cảm giác mệt mỏi, đôi khi còn mất cảm giác.
Ảnh minh họa
- Teo cơ, biến dạng khớp: Nếu tình trạng khô khớp gối phát triển nặng hơn có thể gây teo cơ quanh khớp, chân có dấu hiệu bị cong vẹo sang phải hoặc trái, đi đứng khập khiễng dễ té ngã.
- Liệt khớp gối: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của triệu chứng khô khớp gối, đầu đối dần trở nên cứng và khó vận động hơn, cuối cùng là bị liệt đến suốt đời, rất khó chữa trị.
Ngoài ra, khô khớp gối nếu gây tổn hại đến các dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa chạy từ cột sống thắt lưng đến gót chân có thể gây đau vùng thắt lưng, nhức mỏi toàn thân và rất khó loại bỏ.
Xương khớp thuộc chủ của tạng nào? Được nuôi dưỡng từ đâu?
- Theo nguyên lý Đông Y: lấy bổ làm gốc đẩy lùi bệnh mới tránh được bệnh tái phát, còn nếu chỉ loại bỏ triệu chứng của bệnh thì hoàn toàn có khả năng tái phát.
- Xương khớp thuộc can thận, can chủ gân thận chủ cốt (xương). Nếu can thận kém làm cho xương yếu, răng lung lay, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng vận động, nâng đỡ cơ thể.
- Xương khớp được nuôi dưỡng từ khí, huyết (máu), nếu bị các bệnh về xương khớp thì khí huyết ứ trệ, không lưu thông được gây cảm giác đau và tình trạng tiến triển nặng hơn nếu không được đẩy lui.
Dựa theo lý luận của đông y, theo nguyên nhân sinh ra bệnh Công ty cổ phần dược phẩm PQA đã nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm “ PQA Thiên Niên Kiện” với công dụng bổ gân xương, thông kinh hoạt lạc, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp.
>>XEM THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM<< Đừng ngần ngại hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới tổng đài của Dược phẩm PQA nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. PQA luôn đồng hành cùng bạn. XEM VIDEO CÁC KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DUNG SẢN PHẨM CỦA PQA Số GPQC: 00555/2018/ATTP-XNQC Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và top 50 sản phẩm vàng
Giấy chứng nhận ISO
Các giấy chứng nhận của GMP
Chia sẻ bài viết: