Bị chảy máu cam là tình trạng chảy máu ở một bên hoặc cả hai bên mũi. Để cải thiện tình trạng chảy máu cam, ngoài giữ vệ sinh sạch sẽ vùng mũi, loại trừ các nguyên nhân gây chảy máu như không ngoáy/xì mũi mạnh, không nhét các vật lạ vào mũi, tránh đùa giỡn gây va đập/chấn thương mũi… bạn có thể bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết dưới đây trong chế độ ăn uống hàng ngày để tránh bị chảy máu cam.
Theo các chuyên gia sức khỏe, 4 vitamin và khoáng chất quan trọng sau giúp cầm máu tốt cũng như ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam hiệu quả:
– Vitamin K Đảm bảo tình trạng đông máu ổn định, thiếu vitamin K dễ khiến bạn bị chảy máu cam. Thực phẩm giàu vitamin K: rau lá xanh đậm, hành lá, cải bruxen, bắp cải, tỏi, dưa leo…
– Vitamin C Giúp ngăn bệnh scorbut gây ra chảy máu trong đó có chảy máu cam. Thực phẩm giàu vitamin C: rau lá xanh, ớt chuông, bông cải xanh, quả mọng, trái cây họ cam quýt…
– Sắt Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, dễ gây bầm tím và tăng nguy cơ chảy máu cam. Thịt đỏ, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt… là những thực phẩm tốt người bị chảy máu cam nên ăn.
– Kali Điều hòa chất lỏng cơ thể, ngăn ngừa mất nước, tránh các mô trong mũi bị khô gây chảy máu cam. Thực phẩm giàu kali nên bổ sung là chuối, bơ, cà chua…
Ngoài 4 nhóm thực phẩm trên, một chế độ ăn cân bằng carbonhydrat với các thực phẩm (kiều mạch), thực phẩm chứa protein lành mạnh (đậu nành, rau xanh như cải bó xôi và cải xanh), các thực phẩm khác như cần tây, măng, rong biển, chuối, mật ong, đậu xanh, hạt hướng dương,… cũng rất cần thiết đối với người hay bị chảy máu cam.
Nếu hay bị chảy máu cam, bên cạnh những thực phẩm nên ăn bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm sau:
– Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, béo ngậy
– Thức ăn cay nóng
– Đồ uống có caffein
Xử ký khi bị chảy máu cam
– Khi bị chảy máu cam, không nên ngửa đầu ra sau.
– Khi bị chảy máu cam, không nên ngửa đầu ra sau.
– Cần thực hiện các bước sơ cứu sau để tránh mất nhiều máu khi bị chảy máu cam:
– Ngồi thằng người, đầu hơi cúi về phía trước. Tuyệt đối không ngửa đầu ra sau
– Bóp nhẹ cánh mũi, thở bằng miệng, dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm để thấm máu
– Khi máu ngừng chảy, tránh xì/ ngoáy mũi
– Nếu cảm thấy mệt muốn nằm nghỉ, tốt nhất nên nằm nghiêng qua một bên
– Nếu máu không ngưng chảy sau 10 phút, chảy nhiều máu đến mức thấy khó thở… cần điều trị càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, trong các hoạt động hàng ngày để tránh bị chảy máu cam, nên giữ ẩm lỗ mũi bằng chất bôi trơn gốc nước hoặc làm ẩm không khí trong nhà. Đồng thời nên tránh các tư thế cúi người xuống hay chơi thể thao mạnh, làm việc nặng nhọc.
Chia sẻ bài viết: